Thursday, October 31, 2013

Xây dựng công trình bằng nguồn vốn viện trợ nhân đạo có được hoàn thuế GTGT không?
* Tại CV số 3298/TCT-KK ngày 14 tháng 09 năm 2012 của Tổng cục thuế trả lời công văn số 0505/CTM 12 ngày 05/5/2012 của Công ty TNHH Thiết kế và quản lý xây dựng Chân Trời Mới về việc khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ Điểm 12, Điểm 19e Mục II Phần A; Điểm l.2.c7 Mục III; Điểm 6 Phần C Thông tư số 129/2008/TT-BTC; Khoản 19 Điều 4, Khoản 6.a Điều 14,  Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ;

Căn cứ Điểm 4 Mục I Phần G Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007  của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Điểm 1 Điều 43 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011  của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế,  hướng dẫn thi hành Nghị đính số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Thiết kế và quản lý xây dựng Chân Trời Mới (Công ty) có ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức viện trợ nhân đạo là Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ để xây dựng công trình,  bệnh viện từ nguồn vốn viện trợ của tổ chức trên thì hoạt động này thuộc diện không chịu thuế GTGT. Do đó, Công ty không tính thuế GTGT đầu ra đối với các hoạt động thuộc Hợp đồng ký kết với Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Đồng thời, Công ty được hoàn thuế GTGT đầu vào đã trả đối với hàng hoá dịch vụ mua để phục vụ cho xây dựng công trình, bệnh viện tại Việt Nam từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ.

Để không phải tính thuế GTGT đầu ra, công ty phải cung cấp xác nhận của Bộ Tài chính xác nhận dịch vụ mua trong nước tại tờ khai được mua sắm bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại .nước ngoài theo mẫu C2-HD/XNVT ban hành kèm theo Phụ lục lb Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12/7/2007 và Điều 7 Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

Về thủ tục, hồ sơ hoàn thuế GTGT, đề nghị Công ty thực hiện theo quy định tại Điểm 4 Mục I Phần G Thông tư số 60/2007/TT-BTC và Điểm 1 Điều 43
Thông tư số 28/2011/TT-BTC nêu trên



Khai, nộp thuế của nhà thầu nước ngoài trường hợp bên Việt Nam chi trả cho một khoản tiền tạm ứng theo tỷ lệ % giá trị hợp đồng cho NTNN được quy định như thế nào?
* Tại CV số 3451/TCT-CS ngày 02/10/2012 của Tổng Cục thuế trả lời Trả lời công văn số 4308/CT-TTHT ngày 24/8/2012 của Cục Thuế tỉnhKon Tum về việc khai nộp thuế của nhà thầu nước ngoài do hồ sơ không cóhợp đồng cụ thể nên Tổng cục Thuế có ý kiến về mặt nguyên tắc như sau:

Tại khoản 2 Điều 18 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 củaBộ Tài chính quy định về khai thuế GTGT thuế TNDN đối với nhà thầu nướcngoài:

“- Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT,nộp thuê TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu là loại khai theo lần phát sinhthanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài và khai quyết toán khi kết thúc hợp đồngnhà thầu."

Trường họp bên Việt Nam thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài nhiềulần trong tháng thì có thể đăng ký khai thuế theo tháng thay cho việc khai theotừng lần phát sinh thanh toán tiên cho Nhà thầu nước ngoàiCăn cứ quy định trên, trường họp Nhà thầu nước ngoài (NTNN) nộpthuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu ký hợp đồng nhà thầu với bên Việt Nam tại hợpđồng có quy định bên Việt Nam chi trả một khoản tiền tạm ứng theo tỷ lệ %giá trị hợp đồng cho NTNN thì bên Việt Nam có trách nhiệm khai, nộp thuếGTGT, thuế TNDN thay cho NTNN đối với sổ tiền tạm ứng này và khai quyếttoán khi kết thúc hợp đồng nhà thầu. Trường hợp bên Việt Nam tạm ứng choNhà thầu nước ngoài nhiều lần trong tháng thì có thể đăng ký khai thuế theotháng thay cho việc khai theo từng lần phát sinh tạm ứng tiền cho Nhà thầu nước ngoài.



Phân bổ thuế GTGT đầu vào của Cong ty Thông tin di động cho các trung tâm, chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh, thành phố và khai nộp thuế đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau được hướng dẫn như thế nào?

Thuế GTGT từ nguồn thu bán vé đêm chung kết cuộc thi hoa hậu Việt Nam năm 2012 có được miễn không?
* Tại CV số 3463/TCT-CS của Tổng Cục thuế Trả lời công văn số 192/CV ngày 01/08/2012 của Báo Tiền phong xin miễn thuế GTGT từ nguồn thu bản về đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Năm 2012, Tổng cục Thuế cố ý kiến như sau:
Tại Điều 2 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn đối tượng chịu thuế GTGT như sau:
            "Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn giá tính thuế  GTGT của hàng hóa, dịch vụ như sau:
            "1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biết nhưng chưa có thuế GTGT."
            "3 . Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu tặng cho trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
            Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định thì giá tính thuế được xác định bằng không (0).
            Cơ sở tồ chức biểu diễn nghệ thuật tự xác định và tự chịu trách nhiệm về số lượng giấy mời, danh sách tổ chức cá nhân mà cơ sở mang biếu tặng giấy mời trước khi diễn ra chương trình biểu diễn, thi đấu thể thao. Trường hợp cơ sở có hành vi gian lận vẫn thu tiền đối với giấy mời thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
            Tại Điều 11 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ không được quy định tại Điều 4 Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
            Căn cứ quy định trên, trường hợp Báo Tiền Phong được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 và tổ chức bán vé vào xem đêm chung kết cuộc thi thì vé bán ra phải áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.


Kho bạc Nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản giao dịch có trách nhiệm khấu trừ thuế GTGT đối với các khoản thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN được quy định cụ thể như thế nào?

* Tại CV số 3471/TCT-KK ngày 03/10/2012 của Tổng cục thuế Trả lời văn bản ngày 08/08/2012 của của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành An, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 3 , Điều 24 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ quy định:
"Kho bạc nhà nước trên địa bàn có trách nhiệm khấu trừ số thuế GTGT để nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ quy định là 2% trên số tiền thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng  bản trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các dự án ODA thuộc diện chịu thuế GTGT

Căn cứ vào hồ  chứng từ thanh toán được phê duyệt và chứng từ nộp tiền vào NSNN, Kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán cho nhà thầu bằng tổng số thanh toán trừ đi số thuế GTGT phải nộp), đồng thời thực hiện hạch toán thu NSNN (đối với khoản khấu trừ thuế GTGT). Kho bạc nhà nước trả chủ đầu tư để trả cho nhà thầu một liên chứng từ nộp tiền vào NSNN. Số thuế GTGT do Kho bạc nhà nước khấu trừ theo chứng từ nộp tiền vào NSNN này được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế là đơn vị nhận thầu. Chủ đầu tu thực hiện theo dõi việc giao nhạn giấy nộp tiền với người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp nêu chủ đầu tư thấy cần thiết phải lưu 1 liên chứng từ nộp lên để đối chiếu với nhà thầu, thì chủ đầu tư chụp để !ưu tại đơn vị.
Căn cứ các quy định nêu trên, Bộ Tài chính đã có công văn số 17848/BTC - TCT ngày 29/12/2011 của Bộ Tài chính gửi Kho bạc Nhà nước các tinh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC, theo đó:
- Tại điểm 1 công văn đã hướng dẫn phạm vi thực hiện khấu trừ thuế:
"Kho bạc Nhà nước nơi chủ đâu tư mở tài khoản giao dịch thực hiện khấu trừ thuế GTGT đối với các khoản thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; các khoản thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án sử dụng vốn ODA (phần vốn đối ứng trong nước thanh toán tại Kho bạc Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án ODA)."

- Tại điểm 2.2 hướng dẫn về hạch toán thu ngân sách nhà nước: "Về nguyên tắc, công trình xây dựng cơ bản phát sinh tại địa phương nào, thì số thuế GTGT khấu trừ sẽ được Kho bạc Nhà nước hạch toán vào thu ngân sách của địa phương đó. Đối với các công trình liên tỉnh (hoặc liên huyện) nếu xác định được doanh thu công trình chi tiết theo từng tỉnh (hoặc từng huyện), thì số thuế GTGT khấu trừ sẽ được Kho bạc Nhà nước hạch toán vào thu ngân sách của từng tỉnh (hoặc từng huyện) tương ứng với số phát sinh doanh thu công trình.
Đối với các công trình liên tỉnh hoặc liên huyện mà không xác định được chính xác doanh thu công trình chi tiết theo từng địa bàn tỉnh (hoặc địa bàn huyện), thì chủ đầu tư xác định tỷ lệ doanh thu của công trình trên từng địa bàn gửi KBNN thực hiện khấu trừ thuế GTGT"

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, thì trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành An có trụ sở chính tại Huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Chi cục thuế huyện Hiệp Hoà có hoạt động xây dựng: "Nâng cấp tuyến đường cụm công nghiệp huyện Bố Hạ - Huyện Yên thế- tỉnh Bắc Giang, Chủ đầu tư là Ban Quan lý dự án xây dựng huyện Yên Thế" thì Kho bạc nhà nước huyện Yên Thế có trách nhiệm thực hiện khấu trừ thuế GTGT đối với các khoản thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và số thuế GTGT khấu trừ được Kho bạc Nhà nước hạch toán vào thu ngân sách của Huyện Yên Thế. Số thuế đã nộp (theo chứng từ nộp tiền thuế) của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tờ khai thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế tại trụ sở chính.

Wednesday, October 30, 2013

Kê khai, nộp và quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

Kê khai, nộp và quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

Kê khai, nộp và quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công


Câu 1:
Hỏi: Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định như thế nào?
Trả lời: Cá nhân việt nam hay người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt nam, có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì khoản thu nhập này là khoản thu nhập chịu thuế theo qui định của luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Hàng tháng khi phát sinh khoản thu nhập từ tiền lương, cá nhân không phải kê khai thuế mà cơ quan trả thu nhập thực hiện kê khai, khấu trừ và nộp thay. Khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo năm, được giảm trừ gia cảnh, trừ các khoản đóng bảo biểm bắt buộc, được trừ khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Vì vậy, hàng tháng trước khi tính và khấu trừ thuế cơ quan trả thu nhập cần xác định thu nhập tính thuế, công thức cụ thể như sau:
Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công=Thu nhập chịu thuế-Khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN-Giảm trừ gia cảnh và trừ khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
Trong các khoản giảm trừ trên có khoản giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo là khoản tiền các nhân tự đóng góp, nên khi kê khai khấu trừ thuế cơ quan trả thu nhập không thể kê khai khấu trừ ngay khoản này được mà để cuối năm khi quyết toán thuế, nếu cá nhân có duy nhất khoản thu nhập tại cơ quan trả thu nhập và có uỷ quyền cho cơ quan trả thu nhập quyết toán thay thì lúc đó tính khoản giảm trừ này. Chỉ trong trường hợp cá nhân tự khai thuế như cá nhân kinh doanh thì khoản đóng góp này phát sinh tháng nào được kê khai giảm trừ của tháng đó.

Câu 2:
Hỏi: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định như thế nào?
Trả lời: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế, trừ một số khoản thu nhập không chịu thuế được qui định cụ thể tại các câu sau của mục này. Các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm:
 -Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

-Các khoản phụ cấp, trợ cấp;

-Tiền thù lao dưới các hình thức;

-Tiền nhận được từ tham gia Hiệp hội kinh doanh, Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;

-Các khoản thưởng như tháng, quý, năm, thưởng đột xuất, thưởng tháng lương thứ 13 bằng tiền hoặc không bằng tiền (kể cả thưởng bằng chứng khoán). Thưởng bằng cổ phiếu thì giá trị thưởng được xác định theo mức thưởng ghi trên sổ sách kế toán.

- Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền như: tiền thuê nhà; phương tiện phục vụ đưa đón  người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại; tiền mua bảo hiểm đối với loại không bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động; các khoản chi vui chơi giả trí, dịch vụ cho cá nhân.

Câu 3:
Hỏi: Khoản tiền thuê nhà cho cá nhân do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ được xác định thu nhập chịu thuế như thế nào?
Trả lời: Thông tư số  62/2009/TT-BTC  ngày  27 tháng  3 năm  2009 của Bộ Tài chính quy định: Khoản tiền thuê nhà cho cá nhân do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ  phải tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
Ví dụ 1:  Theo hợp đồng lao động, Ông X được doanh nghiệp Y chi trả tiền thuê nhà  là 20 tr /đ/th; tiền thuê nhà do doanh nghiệp chuyển  trả trực tiếp cho chủ  nhà cho thuê. Thu nhập thực tế chịu thuế của Ông X là 100 tr/đ/th.

Thu nhập  chịu thuế  thu nhập CN của Ông X bao gồm cả tiền thuê nhà là : 115 tr/đ/th =  100 tr + ( 100 tr x 15%)

 Ví dụ 2:   Theo hợp đồng lao động, Ông A được doanh nghiệp B chi trả tiền thuê nhà  là 10 tr /đ/th; tiền thuê nhà do doanh nghiệp chuyển  trả trực tiếp cho chủ  nhà cho thuê. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương  của Ông A  là 100 tr/đ/th.

 Trong  trường hợp này tiền thuê  nhà 10 tr là thấp hơn  15%  thu nhập  chịu thuế  nên  thu nhập  chịu thuế của Ông  A  sẽ được tính trên cơ sở thu nhập chịu thuế  và tiền thuê nhà  thực tế  .

   Thu nhập  chịu thuế  thu nhập CN của Ông A là : 110 tr/đ/th =  100 tr + 10tr

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà, hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.  nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế.

Câu 4:
Hỏi: Thu nhập chịu thuế  đối với trường hợp người lao động được đưa đón bằng phương tiện xe cơ quan từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại  được xác định  như thế nào?
Trả lời: Thông tư số  62/2009/TT-BTC  ngày  27 tháng  3 năm  2009 của Bộ Tài chính quy định: Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ chuyên đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.
  Đơn vị chi trả thu nhập căn cứ vào thời gian sử dụng phương tiện, chi phí nhiên liệu phục vụ đưa đón cá nhân, tự xác định thu nhập cá nhân thụ hưởng để kê khai vào thu nhập chịu thuế của cá nhân đó; đồng thời thông báo cho cá nhân thụ hưởng biết để cá nhân đó kê khai vào thu nhập của mình khi quyết toán thuế (CV 451/TCT-TNCN ngày 08 tháng 02 năm 2010 hướng dẫn Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2009)



Ví dụ: Anh B là giám đốc Công ty TNHH, Anh có xe đưa đón đi làm hàng ngày. Công ty tính chi phí tiền đi lại cho anh A như sau :quãng đường từ nhà đến Công ty là 10 km x 2 lần x 22 ngày = 440 km. Với 8 lit xăng cho 100 km thì lượng tiêu hao xăng một tháng là 35,2 lit x  20.000 đ/lit = 704.000 đồng.  Khoản thu nhập 704.000 đồng /tháng là khoản thu nhập chịu thuế của Anh B.

Câu 5:
Hỏi: Khoản tiền ăn giữa ca của người lao động được xác định  vào thu nhập chịu thuế  như thế nào?
Trả lời: Không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa giữa ca cho người lao động (ăn giữa ca bằng hiện vật)
Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động kinh doanh thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội không quá mức quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài  nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng mức tối đa cũng không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó:

Từ   ngày 1/5/09 đến  ngày 14 tháng 6 năm 2011 mức ăn giữa ca không chịu thuế TNCN là không quá 550.000 đ/tháng (quy định tại  TT số 10/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/4/09  có hiệu lực từ 1/5/09) .

Từ ngày 15 tháng 6 năm 2011, mức chi tiền ăn giữa ca cho người LĐ không chịu thuế TNCN là không quá 620.000 đ/tháng (TTSố: 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04 /2011 có hiệu lực từ 15 tháng 6 năm 2011.

Mức chi ăn giữa ca  trên  550.000 đ/tháng hoặc 620.000 đ/tháng tương ứng  với thời gian trên phải chịu thuế TNCN.

Theo http://www.vtca.vn

Tuesday, October 29, 2013

Hoạ tâm-Hua xin ( Vietsub) - Triệu Vy


nghe nha !! chiều nắng tốt

Giải đáp về việc đăng ký công dân để giữ quốc tịch Việt Nam

Em là người Việt Nam mới sang định cư tại Québec, Canada. Em có một số câu hỏi xin được ban chuyên mục trả lời giúp...1- Em sang định cư sau ngày 01/ 07/ 2010, vậy em có cần đăng ký Công dân với Đại sứ quán Việt Nam tại Canada để giữ lại quốc tịch Việt Nam không? Khi về thăm gia đình ở Việt Nam em có phải xin visa không (hộ chiếu Việt Nam của em còn thời hạn đến 2017)?
2- Em muốn xin đổi tên sang tên nước ngoài để tiện trong sinh hoạt và làm việc. Vậy tất cả giấy tờ và bằng cấp (bằng Đại học) từ trước đến nay có phải làm thủ tục chuyển đổi nào không? Nếu không thì khi quay về Việt Nam, giấy tờ mang tên cũ có giá trị sử dụng nữa không?
3- Nếu em xin nhập quốc tịch Canada em có thể giữ lại quốc tịch Việt Nam không?  

Trả lời: 
1. Đăng ký quốc tịch và xin visa (thị thực) vào Việt Nam: 
-      Khoản 2, Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13/11/2008 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam”. 
Áp dụng quy định trên đây đối với trường hợp bạn nêu, mặc dù bạn mới định cư tại Canada sau ngày 01/07/2010 nhưng trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày 01/07/2009, nếu muốn giữ quốc tịch Việt Nam, bạn vẫn phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở Canada. 
-      Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì các giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam bao gồm: Hộ chiếu ngoại giao; hộ chiếu công vụ; hộ chiếu phổ thông và khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP  quy định: “Công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam không cần thị thực”. 
Do đó, nếu hộ chiếu Việt Nam của bạn còn thời hạn thì khi về thăm gia đình ở Việt Nam bạn không phải xin thị thực. 
2. Đối với việc đổi tên: 
Khoản  4, Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam”. 
Theo quy định nêu trên, việc bạn đổi tên khác ở nước ngoài nhưng về Việt Nam, nếu bạn vẫn có quốc tịch Việt Nam thì tên cũ của bạn vẫn còn nguyên giá trị theo những giấy tờ, bằng cấp của bạn. Trong trường hợp, bạn xin thôi hoặc mất quốc tịch Việt Nam nhưng đã được Nhà nước Việt Nam cho trở lại quốc tịch Việt Nam (bạn phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây) thì những giấy tờ, bằng cấp vẫn còn thời hạn sử dụng theo pháp luật Việt Nam của bạn vẫn còn giá trị sử dụng tại Việt Nam. 
3. Giữ quốc tịch Việt Nam: 
Việc bạn xin nhập quốc tịch Canada và có thể giữ lại quốc tịch Việt Nam hay không hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp của nước sở tại. Bạn nên tìm hiểu luật pháp Canada để nắm rõ vấn đề này. 
Đối với Việt Nam, theo khoản 1, Điều 12 của Luật Quốc tịch năm 2008 thì: “Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế”. Theo quy định này thì khi có quốc tịch Canada thì có thể bạn vẫn được đồng thời có quốc tịch Việt Nam tùy vào trường hợp cụ thể.

Theo quehuongonline.vn

Phiếu đăng ký công dân có còn có giá trị sử dụng khi thôi quốc tịch?

Nếu như phiếu đăng kí công dân của chúng tôi đã có giá trị sử dụng, nhưng do muốn nhập quốc tịch của quốc gia khác mà phải thôi quốc tịch Vệt Nam, như vậy phiếu đăng ký công dân của chúng tôi có còn có giá trị sử dụng hay không?

Trả lời:
Nếu bạn đã thôi quốc tịch Việt Nam, tức là bạn không còn là công dân VN nữa, như vậy thì Phiếu đăng ký công dân của bạn không còn giá trị nữa.

Điều kiện để trẻ em mang quốc tịch VN và giữ quốc tịch nước ngoài 

Xin cho tôi hỏi thêm: Nếu con tôi về Việt Nam sinh sống không làm được khai sinh như Quê Hương đã trả lời ( http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Hoi-Dap/Quoc-tich/2011/01/41A03A58/ ) thì con tôi có được hưởng các chế độ như một công dân Việt Nam hay không? Chẳng hạn như có được đi học không? Khám chữa bệnh như thế nào? Nếu được thì thủ tục ra sao? Vì tôi định sẽ nuôi con đến 18 tuổi rồi mới cho qua Mỹ học.

Trả lời:
Đây là trường hợp con bạn xin đăng ký mang hai quốc tịch. Như chúng tôi đã trả lời, nếu con bạn muốn mang cả hai quốc tịch thì trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày con bạn có quốc tịch nước ngoài, bạn phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp địa phương nơi vợ chồng bạn cư trú biết việc con bạn có quốc tịch nước ngoài (theo Điều 21, Khoản 2 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/092009 của Chính phủ hướng dẫn Luật Quốc tịch 2008).
Sau khi bạn đã thông báo việc con bạn có quốc tịch nước ngoài thì phần ghi về quốc tịch của cháu trong Giấy khai sinh khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh hoặc cấp bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh được ghi cả quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài (theo Điều 11 và 15, Khoản 2 Thông tư 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/03/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/092009 của Chính phủ hướng dẫn Luật Quốc tịch 2008). Hoàn tất thủ tục thông báo nêu trên, Giấy Khai sinh của con bạn sẽ ghi rõ cháu mang hai quốc tịch Mỹ và Việt Nam.
Nếu đã mang quốc tịch Việt Nam thì con bạn được hưởng đầy đủ các quyền dân sự mà một công dân Việt Nam được hưởng theo quy định của pháp luật.
Theo quehuongonline.vn

Điều kiện để trẻ em mang quốc tịch VN và giữ quốc tịch nước ngoài 


Tôi là người Việt Nam lấy chồng Pháp và hiện đang sinh sống tại Pháp. Hiện tôi vẫn chưa nhập quốc tịch Pháp, và còn hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. Tôi đã sinh con vào tháng 3/2011. Hai vợ chồng tôi có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho bé và vẫn đăng ký khai sinh lấy quốc tịch Pháp...

Xin hỏi: 
1. Liệu chúng tôi có thể cùng lúc đăng ký cho bé 2 quốc tịch (Việt-Pháp) không?
2. Quy trình và thủ tục giấy tờ cần thiết để thực hiện việc xin nhập 2 quốc tịch này cùng lúc (hoặc) sau khi bé đã nhập quốc tịch Pháp?
Trả lời:
Bạn có thể đăng ký cho con của bạn 2 quốc tịch (Việt – Pháp). 
Điều kiện để trẻ em mang quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài:
Điều 16.2 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con”. Theo quy định này, nếu vợ chồng bạn có sự thỏa thuận cho con mang quốc tịch Việt Nam thì cháu bé sẽ có quốc tịch Việt Nam.
Bạn là người mang quốc tịch Việt Nam, do đó con đẻ của bạn đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam và không phải thôi quốc tịch Pháp (Điều 19 Khoản 2 Luật Quốc tịch 2008).
Trong trường hợp, sau khi nhập quốc tịch Pháp, vợ chồng bạn muốn con nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục sau:
Theo Điều 20 Luật Quốc tịch và Điều 19, Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch, bạn nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;
- Bản khai lý lịch của bạn chứng minh bạn mang quốc tịch Việt Nam.
Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ, bạn có thể gửi cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp nơi cư trú của bạn tại Việt Nam để giải quyết (theo Điều 2, Khoản 1 Thông tư 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/03/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/09/2009 của Chính phủ hướng dẫn Luật Quốc tịch 2008).

Theo quehuongonline.vn

Điều kiện để trẻ em mang quốc tịch VN và giữ quốc tịch nước ngoài (2)

Tôi là người Việt Nam lấy chồng Pháp và hiện đang sinh sống tại Pháp. Hiện tôi vẫn chưa nhập quốc tịch Pháp, và còn hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. Tôi đã sinh con vào tháng 3/2011. Hai vợ chồng tôi có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho bé và vẫn đăng ký khai sinh lấy quốc tịch Pháp...

Xin hỏi: 

1. Liệu chúng tôi có thể cùng lúc đăng ký cho bé 2 quốc tịch (Việt-Pháp) không?
2. Quy trình và thủ tục giấy tờ cần thiết để thực hiện việc xin nhập 2 quốc tịch này cùng lúc (hoặc) sau khi bé đã nhập quốc tịch Pháp?
Trả lời:
Bạn có thể đăng ký cho con của bạn 2 quốc tịch (Việt – Pháp).
Điều kiện để trẻ em mang quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài:
Điều 16.2 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con”. Theo quy định này, nếu vợ chồng bạn có sự thỏa thuận cho con mang quốc tịch Việt Nam thì cháu bé sẽ có quốc tịch Việt Nam.
Bạn là người mang quốc tịch Việt Nam, do đó con đẻ của bạn đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam và không phải thôi quốc tịch Pháp (Điều 19 Khoản 2 Luật Quốc tịch 2008).
Trong trường hợp, sau khi nhập quốc tịch Pháp, vợ chồng bạn muốn con nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục sau:
Theo Điều 20 Luật Quốc tịch và Điều 19, Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch, bạn nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;
- Bản khai lý lịch của bạn chứng minh bạn mang quốc tịch Việt Nam.
Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ, bạn có thể gửi cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp nơi cư trú của bạn tại Việt Nam để giải quyết (theo Điều 2, Khoản 1 Thông tư 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/03/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/09/2009 của Chính phủ hướng dẫn Luật Quốc tịch 2008).

Theo quehuongonline.vn

Điều kiện để trẻ em mang quốc tịch VN và giữ quốc tịch nước ngoài

Trong trường hợp không có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ (về quốc tịch của con) vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con, thì văn bản của cha mẹ làm sau thời điểm đăng ký khai sinh cho con có giá trị không?
 
Hỏi: Liên quan đến đề tài Điều kiện để trẻ em mang quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoàitrả lời ngày Thứ sáu, 6/5/2011, đặc biệt là qua các đoạn trích sau đây:
“Điều 16.2 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con”. Theo quy định này, nếu vợ chồng bạn có sự thỏa thuận cho con mang quốc tịch Việt Nam thì cháu bé sẽ có quốc tịch Việt Nam.
Bạn là người mang quốc tịch Việt Nam, do đó con đẻ của bạn đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam và không phải thôi quốc tịch Pháp (Điều 19 Khoản 2 Luật Quốc tịch 2008).” 
Xin hỏi: 
  1. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con, thì văn bản của cha mẹ làm sau thời điểm đăng ký khai sinh cho con có giá trị không?
  2. Có thời hạn tối đa giữa ngày đăng ký khai sinh cho con và ngày làm văn bản thỏa thuận của cha mẹ vào thời điểm sau này không?
Trả lời:
1. Theo khoản 2, Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 đã được trích dẫn ở trên, khi đăng ký khai sinh cho con, vợ chồng bạn phải xác định ngay quốc tịch cho cháu để cơ quan chức năng ghi vào giấy khai sinh. Như vậy, việc ghi quốc tịch của cháu trên giấy khai sinh sẽ coi như vợ chồng bạn đã thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho cháu (có thể cháu được mang quốc tịch nước ngoài hoặc quốc tịch Việt Nam tùy theo mong muốn của vợ chồng bạn).
2. Hiện không có văn bản pháp luật nào quy định thời hạn tối đa giữa ngày đăng ký khai sinh cho con và ngày làm văn bản thỏa thuận của cha mẹ sau khi đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, trong đăng ký khai sinh của cháu đã ghi quốc tịch nước ngoài nhưng vợ chồng bạn muốn làm văn bản thỏa thuận xác định lại quốc tịch cho cháu tại thời điểm này thì sẽ không được cơ quan chức năng chấp thuận, trừ khi trong đăng ký khai sinh của cháu chưa ghi quốc tịch.
3. Trong trường hợp con bạn có quốc tịch nước ngoài nếu muốn con được mang quốc tịch Việt Nam thì bạn cần làm thủ tục nhập quốc tịch cho con theo quy định của pháp luật.

Theo quehuongonline

Làm thế nào để tôi có thể tiếp tục sinh sống ở Việt Nam?

Tôi tên là Võ Thị Ngọc Dung, sinh năm 1971 (trên thẻ xanh và visa ghi là: Vo, Dung Thi). Tôi là con lai Việt Mỹ, được đi Mỹ năm 1990 theo diện mồ côi. Tôi về VN năm 2010 bằng thẻ xanh, đến nay đã gần 2 năm và tôi muốn ở lại quê hương sống cho đến hết đời. Từ khi về VN đến giờ, tôi cũng đi làm công nhân cho xưởng sản xuất nội thất, tuy lương không cao nhưng tôi hạnh phúc vì được sống trên mãnh đất quê hương yêu dấu…Tôi không nhập quốc tịch Mỹ, cũng không có giấy tờ nào để chứng minh gốc VN. Tôi nghe nói người không quốc tịch thường trú ở VN từ 5 năm trở lên được xin nhập quốc tịch VN, cho nên cứ 3 tháng tôi đi gia hạn visa và đăng ký tạm trú tại phường xã nơi tôi tạm trú. Nhưng giờ tôi mới để ý là thẻ xanh của tôi đến 2014 là hết hạn. Tôi rất lo lắng hoang mang không biết phải làm sao.
Xin hướng dẫn cho tôi con đường nào để tôi có thể tiếp tục sinh sống ở VN. Hiện tôi rất đau khổ tuyệt vọng khi suy nghĩ đến việc này.

Trả lời:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu người nước ngoài muốn cư trú (sinh sống) hợp pháp ở Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện sau:
-          Có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực (Khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 24/1999/PL-UBTVQH10 ngày 28/04/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam – sau đây gọi tắt là “Pháp lệnh XNC”).
-     Đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng ký (Khoản 1, Điều 11 Pháp lệnh XNC).
Trong trường hợp bạn muốn sinh sống lâu dài tại Việt Nam, bạn có thể thực hiện thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam. Theo Khoản 1 và 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008:
“Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: 
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam”.
Nếu bạn là vợ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam thì không cần phải có các điều kiện nêu tại điểm c, d và đ trên đây.
Trong trường hợp, thẻ xanh của bạn đến năm 2014 hết hạn, bạn có thể xin gia hạn tại Mỹ (trong trường hợp bạn trở về Mỹ) hoặc tìm hiểu thông tin tại Cơ quan đại diện của Mỹ tại Việt Nam (trong trường hợp bạn muốn xin gia hạn thẻ xanh tại Việt Nam).
Theo quehuongonline.vn

Cần làm thủ tục gì để được xác nhận là người gốc Việt Nam?

Tôi là người Việt Nam đang sinh sống ở Mỹ. Tôi có điện thoại cho Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco để xin đăng ký công dân và được biết là tôi không thể làm thủ tục đăng ký bởi vì tôi không có giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam. Tôi có giấy khai sinh cấp tại Việt Nam từ năm 1953 nhưng cán bộ lãnh sự trả lời là giấy khai sinh không thể xác nhận quốc tịch Việt Nam...Xin hỏi tôi cần những giấy tờ gì hoặc phải làm những thủ tục gì để có thể xác nhận quốc tịch Việt Nam?


Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 13 của Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại Giao và Bộ Công An ngày 01/3/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch năm 2008 của
Chính phủ, thì việc xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam được thực hiện như sau:

Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu gửi Đơn xin xác nhận là người có gốc Việt Nam đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp nơi mình cư trú (sau đây viết tắt là “Cơ quan có thẩm quyền”), trong đó ghi rõ mục đích của việc xin xác nhận là người gốc Việt Nam, kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch đó được xác định theo huyết thống.

Đối với trường hợp của bạn, để chứng minh là người gốc Việt Nam, bạn nộp kèm theo hồ sơ bản sao Giấy khai sinh được cấp tại Việt Nam để Cơ quan có thẩm quyền xem xét xác định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn xin xác nhận người có nguồn gốc Việt Nam, Cơ quan có thẩm quyền đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu danh sách những người đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam và danh sách những người bị tước quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Tư pháp tra cứu hệ thống lưu trữ quốc tịch và trả lời kết quả.

Căn cứ kết quả kiểm tra Giấy khai sinh của bạn được cấp tại Việt Nam và kết quả tra cứu, nếu xét thấy có đủ cơ sở để khẳng định người đứng đơn là người gốc Việt Nam, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục kiểm tra, xem xét, Cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản trong đó xác nhận người đó là người gốc Việt Nam.

Trường hợp không đủ cơ sở để khẳng định người đứng đơn là người gốc Việt Nam, thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ có thông báo bằng văn bản để bạn biết.
Theo quehuongonline.vn

Người VN mang quốc tịch nước ngoài muốn nhập quốc tịch VN, làm thế nào?

Cô tôi mang quốc tịch Pháp, nhưng cô vẫn còn giữ giấy khai sinh. Cô tôi mong muốn được nhập quốc tịch Việt Nam…Vậy xin hỏi: Cô tôi cần phải có các tiêu chuẩn hoặc giấy tờ gì cần thiết để được nhập quốc tịch Việt Nam? 


Tôi rất mong sớm nhận được ý kiến tư vấn của quý báo. Chân thành cảm ơn. 



Trả lời:
Khoản 1 Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định giấy khai sinh là giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam. Trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha, mẹ.
Theo nội dung bạn trình bày thì cô bạn có thể được giữ hoặc quay trở lại quốc tịch Việt Nam tùy thuộc vào hai trường hợp sau:



* Trường hợp thứ nhất: Cô của bạn chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008:
Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định công dân Việt Nam mất quốc tịch Việt Nam trong những trường hợp sau đây:  
-          Được thôi quốc tịch Việt Nam;
-          Bị tước quốc tịch Việt Nam;
-          Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam;
-          Không còn quốc tịch Việt Nam (do trẻ em chưa đủ 15 tuổi tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài).
-          Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực (01/07/2009) thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Trong trường hợp cô của bạn thuộc đối tượng nêu tại khoản 3 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì trước ngày 01/07/2014 cô của bạn phải đến cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.



Trường hợp thứ hai: Cô của bạn đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008:
Khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc các trường hợp sau đây: 
-          Xin hồi hương về Việt Nam;
-          Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻlà công dân Việt Nam;
-          Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
-          Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-          Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
-          Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Trong trường hợp cô của bạn thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì cô của bạn phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam



Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam: 
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, hồ sơ bao gồm: 
-              Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
-              Bản sao Giấy khai sinh,Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
-              Bản khai lý lịch;
-              Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
-              Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
-              Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. 
·         Lưu ý:Người được trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nuớc ngoài trừ những trường hợp đặc biệt được Chủ tịch nước cho phép đuợc quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Theo quehuongonlie.vn

Cần làm thủ tục gì để được nhập quốc tịch Việt Nam?

Tôi là người Thái Lan, làm việc và định cư tại Việt Nam đã được hơn 3 năm và hiện đang góp vốn cùng với gia đình chồng ở Việt Nam. Xin tòa soạn giải đáp thắc mắc liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa vào VN và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam.
1/ Tôi muốn mang xe máy (2 bánh) phân khối lớn 600 cc đã qua sử dụng từ Thái Lan sang Việt Nam có được không? Tôi có được miễn thuế không?
2/ Tôi muốn mang 1 bộ loa 2.1 (loa vi tính) giá 200 $ sang Việt Nam thì đóng thuế thế nào?
3/ Tôi cần làm thủ tục gì để được nhập quốc tịch Việt Nam?
Trả lời:
1. Mang mô tô phân khối lớn đã qua sử dụng vào Việt Nam:
Thông tư số 06/2007/TT-BTM hướng dẫn việc nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn từ 175 m3 trở lên, tại điểm 5 Mục I quy định: “Cấm nhập khẩu mô tô các loại đã qua sử dụng”. Do đó, bạn không được mang xe mô tô phân khối lớn 600 cc đã qua sử dụng vào Việt Nam.

2. Đóng thuế khi mang loa vi tính vào Việt Nam:
Căn cứ vào Định mức hành lý được miễn thuế của người nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 66/2002/NĐ-CP Quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế thì hành lý người nhập cảnh được miễn thuế gồm các vật phẩm không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện, có tổng trị giá không quá 5 triệu đồng Việt Nam. Nếu bạn xác định bộ loa trong loại hành lý này thì được miễn thuế nhập khẩu và bạn chỉ phải đóng thuế VAT.

3. Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam:
Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam n

“1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định”.
Theo quehuongonline.vn
 

Giải đáp thắc mắc về việc mang 2 quốc tịch của NVNONN

Tôi là người Việt Nam (VN), hiện đang sinh sống tại Trung Quốc (TQ) nhưng vẫn mang quốc tịch VN. Chồng tôi là người TQ. Chúng tôi hiện có hai con đều mang quốc tịch TQ. Luật Quốc tịch TQ công nhận 1 người chỉ mang 1 quốc tịch. Nhưng theo Luật Quốc tịch VN thì 1 người có thể mang 2 quốc tịch...

Xin hỏi:
  1. Liệu tôi có thể cho hai con nhập cả 2 quốc tịch được không? Có ảnh hưởng gì nếu phía TQ biết được con tôi có 2 quốc tịch?
  2. Riêng tôi, sau 5 năm cư trú tại TQ, tôi dự định sẽ nhập quốc tịch TQ. Nhưng phía TQ yêu cầu phải từ bỏ quốc tịch VN. Liệu khi tôi từ bỏ quốc tịch VN và nhập quốc tịch TQ, thì sau khi có quốc tịch TQ rồi, tôi có thể xin quay lại quốc tịch VN không? Nếu muốn được Nhà nước VN chấp thuận, tôi cần có những điều kiện gì?
Tôi đang rất bối rối vì không biết mình nên làm gì để có thể đảm bảo quyền lợi cho tôi và hai con nếu lỡ như cuộc sống hôn nhân sau này với chồng ở TQ không hạnh phúc. Xin nhận được hồi âm sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:
1. Về việc nhập quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài cho trẻ em:
Khoản 2, Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.

Theo quy định nêu trên, con bạn có thể nhập quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp, bạn muốn đồng thời cho hai cháu có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì sau khi con bạn nhập quốc tịch nước ngoài, bạn phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc nếu bạn đang ở Việt Nam phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi bạn và các con cư trú việc các cháu có quốc tịch nước ngoài, kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh điều này (theo Điều 19 và Khoản 1, 2 Điều 21 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/09/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam).
Việc Trung Quốc có chấp thuận cho con bạn có hai quốc tịch hay không, bạn cần tìm hiểu pháp luật về quốc tịch của Trung Quốc.

2. Về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì những trường hợp có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm:
-            Xin hồi hương về Việt Nam;
-            Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻlà công dân Việt Nam;
-            Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
-            Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-            Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
-            Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Nếu bạn thuộc một trong số các trường hợp nêu trên, muốn trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được Nhà nước Việt Nam xem xét giải quyết

Theo quehuongonline.vn
http://thanhlapdoanhnghiep.us/van-ban-phap-luat/tu-van-luat--tuvanluat--tuvanluatvn-giai-dap-thac-mac-654/

Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Tôi tên là Kha, hiện đang sống ở số 470 KV Tân Bình, Phường Trường Lạc, Quận Ômôn, TP Cần Thơ. Tôi có chị ruột đang sống ở Đài Loan được 10 năm. Hiện nay chị tôi đã nhập quốc tịch của Đài Loan…Xin hỏi: 
  1. Như vậy chị tôi có bị mất quốc tịch Việt Nam không? (Chị tôi hiện còn giấy CMND ở Việt Nam)
  2. Nếu mất quốc tịch Việt Nam thì chị tôi phải làm gì để được nhập lại quốc tịch Việt Nam? Thủ tục thế nào? Tôi có thể làm thay cho chị tôi được không?

Trả lời:
Mất quốc tịch Việt Nam:
Căn cứ Điều 23 của Luật Quốc tịch năm 1998, nếu có những sự kiện sau đây thì chị của bạn đã mất quốc tịch Việt Nam:
-         Đã xin và được thôi quốc tịch Việt Nam.
-         Bị tước quốc tịch Việt Nam.
-         Giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong trường hợp đến thời điểm ngày 01/07/2009, chị của bạn không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện nêu trên thì có thể vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quốc tịch năm 2008 thay thế Luật Quốc tịch năm 1998, nếu muốn giữ quốc tịch Việt Nam thì trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 01/07/2009 phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam; hoặc bạn có thể xem thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành).

Trở lại quốc tịch Việt Nam:
Căn cứ Điều 23, 24 và 25 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:
Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
c) Bản khai lý lịch;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam.

Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong khoảng thời hạn 04 tháng người xin trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này.

Ủy quyền thực hiện thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam
Nếu chị bạn không thể trực tiếp tiến hành các thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể ủy quyền bằng văn bản và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cho bạn thay mặt để thực hiện thủ tục này.

Theo quehuongonline.vn
[Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại tphcm, dịch vụ tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh, dịch vụ tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh. Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ, báo cáo thuế hàng tháng. Qúy khách hàng muốn thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty hay thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nhưng chưa nắm rõ quy định, luật? Qúy khách đã mất quá nhiều thời gian nhưng vẫn không đạt được hiệu quả? Hãy đến với Khánh Bình với dịch vụ kế toán trọn gói và các dịch vụ khác, mọi thắc mắc của Qúy khách sẽ được chúng tôi giải đáp cặn kẽ và thực hiện nhanh chóng]