Friday, April 18, 2014

 1203/BHXH-CSXH Công văn hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2013/NĐ-CP và Thông tư 24/2013/TT-BLĐTBXH. Ngày ban hành 11/04/2014

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------
Số: 1203/BHXH-CSXH
V/v hướng dẫn thực hiện Nghị định số 29/2013/NĐ-CP và Thông tư số 24/2013/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2014

Kính gửi:
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2013/NĐ-CP) và Thông tư s 24/2013/TT-BLĐTBXH ngày 17/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP nêu trên (sau đây viết tắt là Thông tư số 24/2013/TT-BLĐTBXH), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn một số nội dung thuộc trách nhiệm được giao tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 24/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng và đối tượng không áp dụng
Thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 24/2013/TT-BLĐTBXH.
2. Về thi gian công tác để tính hưởng BHXH
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 24/2013/TT-BLĐTBXH.
3. Về hồ sơ làm căn cứ tính bổ sung thi gian công tác
Hồ sơ lý lịch gốc của cá nhân, hồ sơ đảng viên, sổ sách hoặc giấy tờ có liên quan như: danh sách trích ngang, danh sách chi trả sinh hoạt phí, danh sách hoặc quyết định phê duyệt, công nhận kết quả bầu cử, quyết định phân công công việc... thể hiện có thời gian đảm nhiệm chức danh (kể cả cán bộ cấp xã có thời gian đảm nhiệm chức danh khác có trong định biên được phê duyệt thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) có quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, quyết định điều động, tuyển dụng vào quân đội nhân dân, công an nhân dân hoặc vào làm việc trong các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trước ngày 01/01/1998.
4. Thủ tục hồ sơ tính bổ sung thời gian công tác
4.1. Trường hợp đang làm việc và đóng BHXH, hồ sơ gồm:
Văn bản đề nghị (Mu số D01b-TS) của đơn vị sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc;
Đơn đề nghị (Mu số D01-TS);
Sổ BHXH;
Hồ sơ gốc theo quy định tại Điểm 3 nêu trên.
4.2. Trường hợp đã nghỉ việc, bảo lưu thời gian công tác trên s BHXH, hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị (Mẫu số D01-TS);
- Sổ BHXH (nếu đã được cấp sổ BHXH);
- Hồ sơ gốc theo quy định tại Điểm 3 nêu trên.
4.3. Trường hợp đã hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH một lần từ ngày 01/6/2013 đến trước khi ban hành văn bản này, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị (Mẫu số D01-TS);
- Bản chụp Quyết định hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp BHXH một lần.
- Hồ sơ gốc theo quy định tại Điểm 3 nêu trên.
Các Mẫu số D01-TS, D01b-TS nêu trên quy định tại Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế.
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Trách nhiệm của người lao động
- Người đang làm việc và đóng BHXH: Nộp cho đơn vị sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH hồ sơ gốc theo quy định tại Điểm 3 nêu trên, đơn đề nghị (Mẫu số D01-TS);
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: Nộp cho BHXH cấp huyện nơi đóng BHXH cuối cùng trước khi nghỉ việc, hồ sơ gồm: Sổ BHXH, đơn đề nghị (Mẫu số D01-TS), hồ sơ gốc theo quy định tại Điểm 3 nêu trên;
- Người đã hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH một lần từ ngày 01/6/2013 đến trước khi ban hành văn bản này: Nộp cho BHXH cấp huyện nơi đang chi trả lương hưu hoặc nơi đã giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần hồ sơ gồm: Đơn đề nghị (Mẫu số D01-TS), hồ sơ gốc theo quy định tại Điểm 3 nêu trên.
5.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Tiếp nhận đơn đề nghị của người lao động (Mẫu số D01-TS), hồ sơ gốc theo quy định tại Điểm 3 nêu trên để lập văn bản đ nghị theo Msố D01b-TS nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH đ giải quyết và nhận lại kết quả đã giải quyết để thông báo cho người lao động.
5.3. Trách nhiệm của cơ quan BHXH
a) BHXH tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đến người sử dụng lao động, người lao động về chính sách và thủ tục thực hiện chế độ theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP, Thông tư số 24/2013/TT-BLĐTBXH và hướng dẫn tại văn bản này;
Chỉ đạo BHXH huyện hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động hoặc người lao động đủ điều kiện theo hướng dẫn tại văn bản này chuyn BHXH tỉnh giải quyết theo quy định (viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả);
Đối với các trường hợp đã nghỉ việc, bảo lưu thời gian công tác trên sổ BHXH và trường hợp đang làm việc có đóng BHXH, BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ do BHXH huyện chuyển đến, thẩm định, ghi bổ sung thời gian công tác trên s BHXH đ trả cho đơn vị và người lao động lưu giữ theo quy định;
Đi với trường hợp đã được giải quyết hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH một lần từ ngày 01/6/2013 đến nay thuộc đối tượng được tính bổ sung thời gian công tác thì đi với trường hp đang hưởng lương hưu do BHXH tỉnh nơi đang quản lý chi trả lương hưu thực hiện điều chỉnh; đối với trường hợp hưởng trợ cấp BHXH một lần thì do BHXH nơi đã giải quyết thực hiện. Quy trình và thm quyền điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH (Các trường hợp điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH một lần đều phải trên cơ sở s BHXH đã điều chỉnh về thời gian công tác);
Những trường hp đã được giải quyết hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH một lần trước ngày 01/6/2013 thì không thuộc đối tượng được áp dụng tính b sung thời gian công tác theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP và Thông tư số 24/2013/TT-BLĐTBXH.
b) BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân
Tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động thuộc BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân quản lý chuyển đến để thực hiện điều chỉnh bổ sung thời gian công tác, điu chỉnh và chi trả mức chênh lệch trợ cấp BHXH một lần đối với các trường hp đã giải quyết hưởng BHXH từ ngày 01/6/2013 trở đi nhưng chưa được tính thời gian công tác nêu trên.
c) Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam
Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện các nội dung liên quan theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BHXH Việt Nam để hướng dẫn thực hiện./.


Nơi nhận:
Như trên;
Các Bộ: LĐTB&XH, Nội vụ, Tài chính;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để p/h);
Tổng Giám đốc (để b/c);
Các Phó Tng Giám đc;
Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
Website BHXH VN;
Lưu: VT, CSXH (2b).
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Đỗ Thị Xuân Phương

3845/TCHQ-VNACCS Công văn hướng dẫn áp dụng ân hạn thuế cho doanh nghiệp trên VNACCS. Ngày ban hành 14/04/2014

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3845/TCHQ-VNACCS
V/v hướng dẫn áp dụng ân hạn thuế cho doanh nghiệp trên VNACCS
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2014

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Qua thực tế triển khai Hệ thng VNACCS/VCIS, tại một số đơn vị hải quan có phát sinh vướng mắc về xét ân hạn thuế 275 ngày đối với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu do Hệ thống VNACCS chưa có đủ thông tin để xác định các doanh nghiệp đủ/không đ điều kiện được áp dụng thi hạn nộp thuế 275 ngày. Để thực hiện thống nhất, Tổng cục Hải quan hướng dẫn các đơn vị thực hiện như sau:
Trên Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman) hiện tại đã tự động đánh giá một s điều kiện để xác định doanh nghiệp được áp dụng thi hạn nộp thuế 275 ngày theo quy định tại khoản 1 điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính (gọi tt là điều kiện ân hạn thuế). Tuy nhiên, hệ thng không thể tự động đánh giá doanh nghiệp đối với 02 điều kiện dưới đây:
+ Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc sở hữu của người nộp thuế, không phải cơ sở đi thuê trên lãnh th Việt Nam phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
+ Doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.
Vì vậy, để hệ thống tự động đánh giá, xác định các doanh nghiệp đủ điều kiện ân hạn thuế, các Cục Hải quan tnh, thành phố thực hiện các công việc sau:
1. Đề nghị doanh nghiệp trong diện được ân hạn thuế phải có văn bản cam kết 02 nội dung nêu trên (cam kết về cơ sở sản xuất thực hiện theo mẫu s 18/CSSX-SXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính; cam kết về chứng từ thanh toán thực hiện theo mu đính kèm công văn này).
Khi nhận được văn bản cam kết của doanh nghiệp, Chi cục Hi quan cửa khẩu nơi tiếp nhận tờ khai tiến hành nhập thông tin cam kết của doanh nghiệp vào chức năng Hồ sơ doanh nghiệp (Mục “nhập thông tin cam kết”) trên Hệ thống Riskman. Thông tin này sẽ tự động có hiệu lc trên hệ thống VNACCS kể từ ngày hôm sau.
2. Trên cơ sở các cam kết trên của doanh nghiệp, nếu kiểm tra, phát hiện không đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện xử lý theo quy định tạiđiểm c.4 khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
3. Trước mắt, kể từ nay đến hết ngày 18/4/2014, để giải quyết kịp thời vướng mắc, đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức rà soát các doanh nghiệp đủ điều kiện được ân hạn thuế (theo quy định tại khon 1 điu 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC), yêu cầu doanh nghiệp có văn bản cam kết đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, lập danh sách gồm tên và mã số doanh nghiệp gửi về Tổng cục (qua Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan) kèm file dữ liệu để đưa trực tiếp vào hệ thống VNACCS.
Mọi thông tin, vướng mắc cn trao đổi đề nghị liên hệ các đồng chí: Lê Đc Thành (sđt: 0912629487, email: thanhld@customs.gov.vn); Doãn Ngọc Hà (sđt: 0913546095, email: doanngocha.customs@gmail.com); Chu Hồng Anh (sđt: 0912474355, email: anhcth64@gmail.com).
Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết và triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
Như trên;
Tng cục trưởng (đ b/c);
Lưu: VT, VNACCS.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

Tên Tổ chức/doanh nghiệp….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày  tháng  năm …..

BẢN CAM KẾT VỀ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
(để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC)
Kính gửi: Chi cục Hải quan ……. thuộc Cục Hải quan …………
I. Thông tin đơn vị cam kết
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức:
2. Mã số thuế:
3. Địa chỉ trụ sở chính:
4. Ngành nghề sản xuất (ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư):
II. Nội dung cam kết:
Căn cứ quy định tại điểm a.5 khoản 1 Điều 20, a.5 khoản 1 Điều 117 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính;
Tổ chức/doanh nghiệp cam kết thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và nộp xuất trình, lưu giữ chứng từ thanh toán qua ngân hàng cùng hồ sơ hải quan theo quy định của các tờ khai đăng ký từ ngày ….đến ngày....
Trường hợp Hợp đồng/Phụ lục hợp đồng có thỏa thuận thanh toán trả chậm, tổ chức/doanh nghiệp cam kết thực hiện thanh toán qua ngân hàng và nộp chứng từ thanh toán qua ngân hàng tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế.
T chức/Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung cam kết trên. Trường hợp có thay đi các thông tin trên, Tổ chức/Doanh nghiệp sẽ thực hiện khai và cam kết lại.


Nơi nhận:
- ……..
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức/doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)

1193/LĐTBXH-VL Công văn về việc triển khai thực hiện hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngày ban hành 17/04/2014



1193/LĐTBXH-VL Công văn về việc triển khai thực hiện hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngày ban hành 17/04/2014

11881/CT-QLN Công văn về việc đề nghị giãn thời gian nộp thuế và cam kết nộp dần tiền thuế TNDN năm 2013 do khó khăn về tiền vốn. Ngày ban hành 04/04/2014

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11881/CT-QLN
V/v nộp dần tiền thuế
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2014
 
Kính gửi:Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh
Mã sốthuế: 0101309891
Địa chỉ: Số 8, Trần Hưng Đạo, Hoàn kiếm, Hà Nội

Trả lời công văn số 0114/HCKT ngày 30/3/2014 của Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh về việc đề nghị giãn thời gian nộp thuế và cam kết nộp dần tiền thuế TNDN năm 2013 do khó khăn về tiền vốn, về vấn đề này Cục thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:
Tại khoản 1 Điều 32 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủquy định:
1. Người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 (mười hai) tháng, kểtừ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Cơ quan thuế đã banhành Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhưng người nộp thuế không có khả năng nộp đủ trong một lần số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế (sau đây gọi tắt là tiềnthuế).
b) Có bảo lãnh thanhtoán của tổchức tín dụng. Bên bảo lãnh là tổchức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và phải chịu trách nhiệm về việc đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
c) Thư bảo lãnh của bên bảo lãnh với cơ quan thuế liên quan (bên nhận bảo lãnh) phải cam kết sẽ thực hiện nộp thay toàn bộ tiền thuế được bảo lãnh cho người nộp thuế (bên được bảo lãnh) ngay khi người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định tại Điều này.
d) Người nộp thuế phải cam kết chia đều số tiền thuế được bảo lãnh để nộp dần theo tháng, chậm nhất vào ngày cuối tháng.
2. Thủ tục, hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ (khoản 4)
a) Văn bản đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế theo mẫu số 01/NDAN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC, trong đó nêu rõ số tiền thuế còn nợ, số tiền thuế đề nghị nộp dần, thời gian đề nghị nộp dần và cam kết tiến độ thực hiện nộp dần tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước.
b) Thư bảo lãnh của bên bảo lãnh về số tiền thuế đề nghị nộp dần.
c) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của thủ trưởng cơ quan thuếquản lý trực tiếp người nộp thuế có liên quan đến khoản tiền thuế đề nghị nộp dần nêu tại điểm a khoản 1 nêu trên.
Theo quy định trên, Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh tự xác định nếu thuộc trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ thì lập đầy đủ các hồ sơ thủ tục theo quy định tại khoản 4 Điều 32 đã nêu và gửi về Cục thuế thành phố Hà nội để được xem xét, giải quyết nộp dần tiền thuế nợ.
Cục thuế Thành phố Hà Nội thông báo để Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh biết và thực hiện./.
 

Nơi nhận:- Như trên;
- Phòng KT4, Pháp chế;
- Lưu: VT, QLN.
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Hoàng Kim Cảnh

1134/TCT-CS Công văn áp dụng thuế suất thuế tài nguyên. Ngày ban hành 08/04/2014

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1134/TCT-CS
V/v : áp dụng thuế suất thuế tài nguyên
Hà Nội, ngày   08   tháng 4  năm 2014


Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 16/12/2013, ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH 13 về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014Để thống nhất nhất thực hiện, Tổng cục Thuế hướng dẫn việc áp dụng thuế suất thuế tài nguyên như sau:
- Tại Điều 2 Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên quy định: "Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014Nghị  quyết số 928/2010/NQTVQH12 ngày 19/4/2010 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực."
- Tại khoản 1, Điều 5 Luật Thuế tài nguyên quy định: "1. Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lương hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lương hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế."
- Tại khoản 1, Điều 15 Nghị định số 83 /2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, quy định về khai thuế tài nguyên (trừ dầu thô, khí thiên nhiên) quy định:
"a) Khai theo tháng áp dụng với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoảnnàytrường hợp khai thuế và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán;
b) Khai theo từng lần phát sinh đối với trường hợp người thu mua tài nguyên nộp thuế thay cho người khai thác; tổ chức giao bán tài nguyên thiên nhiên bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên, trường hợptrong tháng phát sinh nhiều hơn một lần thu mua tài nguyên, người nộp thuế thay có thể lựa chọn khai thuế theo tháng;
c) Khai quyết toán năm hoặc đến thời điểm chấm dứt hoạt động khai thác tài nguyên, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp."
- Ngày 31/12/2013 Bộ Tài chính ban hành Công văn số 18228/BTC-CST triển khai thực hiện Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 nêu trên.
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thực hiện kê khai và nộp thuế tài đối với sản lượng tài nguyên khai thác từ ngày 01/2/2014 theo biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 712/2013 /UBTVQH 13 và hướng dẫn tại Công văn số 18228/BTC-CST ngày 31/12/2013  triển khai thực hiện Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13.
Đối với sản lượng tài nguyên khai thác trước ngày 01/2/2014 việc kê khai nộp thuế được căn cứ Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản quy định có hiệu lực thi hành tại thời điểm phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế được biết./.
 
 Nơi nhận:- Như trên;
- Vụ PC – BTC, QLCS;
- Vụ PC- TCT;
- Lưu: VT, CS (.3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn
 

1056/TCT-KK Công văn về chính sách thuế đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh liên tục quá hai năm. Ngày ban hành 31/03/2014

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1056/TCT-KK
V/v : tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Hà Nội, ngày  31  tháng 3  năm 2014


Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 39/CT-TT&HT đề ngày 08/01/2014 của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đề nghị hướng dẫn vướng mắc về chính sách thuế đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh liên tục quá hai năm. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đăng ký thuế nêu tại:
- Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Điều 19 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012  của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế.
Căn cứ các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế nêu trên thì thời gian tạm ngừng kinh doanh ghi trên thông báo của doanh nghiệp tối đa là 01 (một) năm và tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tục không quá 02 (hai) năm. Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh ghi trên thông báo gửi cơ quan Đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế (cả về pháp lý và quản lý người nộp thuế trên hệ thống ứng dụng), doanh nghiệp trở lại trạng thái hoạt động và phải thực hiện khai, nộp thuế theo đúng quy định.
Như vậy, doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh 02 (hai) năm liên tiếp thì theo quy định không được tiếp tục tạm ngừng kinh doanh (kể từ ngày tiếp theo liền kề của hai năm đã tạm ngừng kinh doanh liên tục trước đó).
Trường hợp doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh 02 (hai) năm liên tiếp, sau đó tiếp tục gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh (ngày bắt đầu tạm ngừng ghi trên thông báo là ngày tiếp theo liền kề ngày tạm ngừng kinh doanh của hai năm liên tục trước đó) thì cơ quan Thuế, cơ quan Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo với doanh nghiệp về việc không chấp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh này do trái với quy định của pháp luật về tạm ngừng kinh doanh.
Trường hợp sau khi đã thông báo không tiếp nhập thông báo tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn tạm ngừng kinh doanh, không hoạt động kinh doanh tại địa điểm đã đăng ký, không kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế căn cứ các quy định của pháp luật về thuế và căn cứ Quy chế xác định, thông báo và xử lý về thuế đối với cơ sở kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh ban hanh kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-TCT ngày 13/6/2006  của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để xử lý vi phạm.
Đề nghị Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đăng ký doanh nghiệp để hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp biết, thực hiện./.
 
 Nơi nhận:- Như trên;
- Cục QL Đăng ký kinh doanh
(Bộ KH&ĐT);
- Vụ PC - TCT;
- Lưu: VT, KK (2b).
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KÊ KHAI VÀ KÊ TOÁN THUẾ




Phạm Quốc Thái

 1030/TCT-CS Công văn về việc thuế GTGT đối với dịch vụ vận chuyển xỉ đồng. Ngày ban hành 28/3/2014

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1030/TCT-CS
V/v : thuế GTGT
Hà Nội, ngày  28  tháng  3  năm 2014



Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà.

Tổng cục Thuế nhận được văn số 3405/CT-THNVDT ngày 9/8/2013 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà nêu vướng mắc về thuế GTGT đối với dịch vụ vận chuyển xỉ đồng. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại khoản 11.a điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012  của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
"a) Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư cung cấp cho tổ chức, cá nhân bao gồm các hoạt động thu, dọn, vận chuyển, xử lý rác và chất phế thải; thoát nước, xử lý nước thải; bơm hút, vận chuyển và xử lý phân bùn, bể phốt; thông tắc công trình vệ sinh, hệ thống thoát nước thải; quét dọn nhà vệ sinh công cộng; duy trì vệ sinh tại các nhà vệ sinh lưu động và thu gom, vận chuyển xử lý chất thải khác".
- Tại khoản 2 điều 1 Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung về đối tượng không chịu thuế GTGT:
"2Sửa đổi bổ sung điểm a Khoản 11 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC như sau:
"a) Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư cung cấp cho tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân trong và ngoài khu công nghiệp) bao gồm các hoạt động thu, dọn, vận chuyển, xử lý rác và chất phế thải; thoát nước, xử lý nước thải; bơm hút, vận chuyển và xử lý phân bùn, bể phốt; thông tắc công trình vệ sinh, hệ thống thoát nước thải; quét dọn nhà vệ sinh công cộng; duy trì vệ sinh tại các nhà vệ sinh lưu động và thu gom, vận chuyển xử lý chất thải khác"
Tại điều 11 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 hướng dẫn về thuế suất thuế GTGT:
"11. Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này".
Về nguyên tắc, trường hợp xác định xỉ đồng là chất thải và công ty Mascon có đăng ký kinh doanh ngành nghề thực hiện vận chuyển, xử lý chất phế thải thì hoạt động vận chuyển, xử lý chất phế thải thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Tuy nhiên tại khoản 3 điều 1 và khoản 3 điều 3 Hợp đồng tiếp nhận xỉ đồng đã qua sử dụng được ký giữa Công ty TNHH NMTB Huyndai Vinashin và Công ty TNHH Mascon ngày 12/7/2013 quy định như sau:
"Bên A: Công ty TNHH NMTB Huyndai Vinashin (HVS)
...
Bên B: Công ty TNHH Mascon
....
Điều 1 : Dịch vụ cung cấp:
3. Bên B sẽ phân phối xỉ đồng của bên A cho các nhà máy xi măng như Công ty vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM), nhà máy xi măng Sông Gianh hoặc các nhà máy xi măng khác để sử dụng làm nguyên vật liệu sản xuất xi măng 1 cách hợp pháp.
Điều 3:
3. Bên B hoặc các nhà máy xi măng mà bên B phân phối xỉ đồng chịu trách nhiệm tiếp nhận xỉ đồng từ cảng của bên A để sử dụng làm phụ gia sản xuất xi măng một cách an toàn và hợp pháp; và phải chịu trách nhiệm cho tất cả mọi ô nhiễm hay các vấn đề môi trường liên quan đến việc vận chuyển, sử dụng xỉ đồng theo đúng pháp luật Việt Nam hiện hành. . "
Vì vậy, đề nghị Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà xác định cụ thể nếu Công ty Mascon chỉ thực hiện chức năng vận chuyển thì áp dụng thuế suất thuế GTGT cho dịch vụ vận chuyển là 10%
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết ./.
 
 Nơi nhận:- Như trên;
- PTCTr Cao Anh Tuấn (để b/c);
- Vụ PC- TCT;
- Website TCT;
- Lưu: VT, CS (2b).
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT.VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu  Tân

1021/TCT-DNL Công văn về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ. Ngày ban hành 27/3/2014

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1021/TCT-DNL
V/v : sử dụng hóa đơn, chứng từ
Hà Nội, ngày  27  tháng  3  năm 2014


         Kính gửi:
                      - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
                      - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

Trả lời công văn số 5856/VNPT-TCKT ngày 9/12/2013 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và công văn số 3487/BĐVN-TCKT ngày 28/12/2013 của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VIETNAM POST) về đề xuất thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ trong việc sử dụng tài sản dùng chung, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTG ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) từ VNPT về Bộ Thông tin và truyền thông (Bộ TTTT), từ ngày 01/01/2013 Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (viết tắt là VIETNAM POST) và quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước được chuyển về Bộ Thông tin và truyền thông, thành doanh nghiệp độc lập với VNPT.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tập đoàn VNPT: trong quá trình chuyển giao, việc chia tách Bưu chính - Viễn thông phát sinh các điều chỉnh và lộ trình hai bên hoàn tất công việc phân chia nhà, đất và bàn giao tài sản, nguồn vốn trước ngày 31/12/2013Trước khi hoàn tất bàn giao thì nhiều tài sản là nhà cửa, đất đai vẫn được khai thác, sử dụng chung cho cả hai lĩnh vực bưu chính (Bưu điện tỉnh), viễn thông (Viễn thông tỉnh).
Căn cứ quy định tại Khoản 15, Điều 1, Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Chương II Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008  của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008; Khoản 5, Khoản 6, Điều 1 Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
 Căn cứ báo cáo của Tập đoàn VNPT, Tổng công tyBưu điện Việt Nam về tiến độ phân chia nhà, đất và bàn giao tài sản, nguồn vốn;
Tổng cục Thuế hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn, chứng từ khi chia chi phí đối với các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng, khai thác tài sản giữa Bưu điện tỉnh và Viễn thông tỉnh giai đoạn từ ngày 31/12/2013 trở về trước như sau:
- Đối với tiền điện, nước, chi phí sửa chữa tài sản, chi phí thuê bảo vệ, thuê dịch vụ là các chi phí có hóa đơn GTGT,có thuếGTGT; trên hóa đơn chỉ ghi tên người mua là chủ thể được giao quản lý tài sản. Căn cứ biên bản xác định tỷ lệ chi phí sử dụng chung, chủ thể quản lý tài sản thực hiện xuất hóa đơn GTGT trên hóa đơn ghi rõ là thu hộ tiền thanh toán chi phí điện, nước, chi phí thuê bảo vệ, thuê dịch vụ của tài sản dùng chung đã chi hộ theo hóa đơn số...; số tiền thu hộ, số thuế GTGT; thuế suất thuế GTGT; tống tiền thanh toán.
- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, tiền thu sử dụng đất, tiền thuê đất; tiền lương bảo vệ, nhân viên phục vụ (chi phí không có thuế GTGT): Căn cứ Biên bản xác nhận tỷ lệ chi phí mà các bên sử dụng, cácbên lập chứng từ thu chi để thực hiện thanh toán các khoản chi: lương bảo vệ, lương nhân viên phục vụ, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chi phí khấu hao của tài sản dùng chung. Căn cứ chứng từ thu chi và Biên bản xác nhận tỷ lệ chi phí, chủ thể quản lý tài sản hạch toán giảm chi phí, bên sử dụng tài sản hạch toán chiphí khi xácđịnh thu nhập chịu thuế  TNDN.
Tổng cục Thuế trả lời để Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam biết và thực hiện../
 
 Nơi nhận:- Như trên;
- Cục Thuế Tp.HN;
- Vụ CS, KK&KKT, PC (2b)
- Lưu: VT, DNL (2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

1018/TCT-TNCN Công văn về việc khấu trừ thuế TNCN đối với trả cổ tức bằng tiền. Ngày ban hành 27/3/2014

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1018/TCT-TNCN
V/v : khấu trừ thuế TNCN đối với trả cổ tức bằng tiền
Hà Nội, ngày  27  tháng 3  năm 2014

 
Kính gửi: Công ty Cổ phần Nam Việt
(Địa chỉ: số 19D Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang)

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2609/CV-TCKT ngày 25/12/2013 của Công ty Cổ phần Nam Việt về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với trả cổ tức bằng tiền. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại tiết 3.2, điểm 3, mục I, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm: "Lợi tức, cổ tức nhận được từ việc góp vốn cổ phần."
- Tại khoản 1, mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn: "Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi trả thu nhập
- Tại tiết 1.2.2, điểm 1, mục II, phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn về khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn như sau: "Trước mỗi lần trả lợi tức, cổ tức cho cá nhân đầu tư vốn, các tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định bằng lợi tức, cổ tức mỗi lần trả nhân (x) với thuế suất 5%"
Căn cứ các quy định nêu trên, đối với trường hợp của Công ty cổ phần Nam Việt thực hiện trả cổ tức bằng tiền cho các cổ đông thì Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn theo hướng dẫn tại Luật thuế TNCN và Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính.
Trường hợp cổ phiếu của Công ty đã lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán thì trước khi trả cổ tức cho các cổ đông, Công ty cổ phần Nam Việt có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn theo hướng dẫn nêu trên. Các thành viên của Trung tâm lưu ký chỉ có trách nhiệm trả số tiền cổ tức còn lại (sau khi đã khấu trừ thuế TNCN) và chứng từ khấu trừ thuế của Công ty cho cổ đông là nhà đầu tư chứng khoán. Trường hợp Công ty Cổ phần Nam Việt thực hiện chuyển tiền thanh toán cổ tức cho cổ đông năm 2010  với mức 9% vào ngày 27/5/2011  thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh số tiền 23.712.194.700 VNĐ (bao gồm cả thuế TNCN) thì Công ty cần liên hệ với TTLKCK - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị được hỗ trợ tập hợp tàu liệu hồ sơ, chứng từ chứng minh đã thực hiện khấu trừ, kê khai, nộp thuế đầy đủ đối với các khoản thu nhập từ trả cổ tức cho cổ đông từ các thành viên lưu ký liên quan để cung cấp cho Cục thuế tỉnh An Giang có cơ sở xem xét không truy thu số tiền thuế TNCN nêu trên.
Trường hợp Công ty không cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng từ để chứng minh việc đã kê khai, khấu trừ, nộp thuế đối với các khoản thu nhập từ trả cổ tức cho các cổ đông từ các thành viên lưu ký có liên quan thì Công ty bị truy thu thuê TNCN theo đúng quy định pháp luật.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty Cổ phần Nam Việt biết và thực hiện./.
 
 Nơi nhận:- Như trên;
- Vụ PC; CST (BTC);
- Ủy bán chứng khoán nhà nước;
- Website TCT;
- Cục thuế tỉnh An Giang;
- Lưu: VT, TNCN (8b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

1015/TCT-CS Công văn về quyết toán TNDN năm 2013. Ngày ban hành 27/03/2014

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1015/TCT-CS
V/v : Quyết toán thuế TNDN
Hà Nội, ngày  27  tháng 3  năm 2014
 
Kính gửi: Ngân hàng The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ
chi nhánh Hà Nội
 
Tổng Cục thuế nhận được công văn số 19032014/BTMU ngày 19/3/2014 của Ngân hàng The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ chi nhánh Hà Nội sau đây gọi là BTMU Hà Nội) với nội dung Quyết toán thuế TNDN năm 2013Về vấn đề này, Tổng Cục Thuế có ý kiến như sau:
- Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ có quy định:
"Điều 11. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan
a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
- Khoản 2 Điều 8 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 thay thế Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2013 có quy định như sau:
"Điều 8: Thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế
2. Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý trực tiếp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn nợ; đề nghị hoàn số thuế nộp thừa (trừ thuế thu nhập cá nhân), thuế giá trị gia tăng chưa kịp khấu trừ hết thuộc diện hoàn thuế theo quy định (hoặc đề nghi cơ quan thuế xác nhận số tiền thuế giá trị gia tăng chưa kịp khấu trừ hết để làm căn cứ chuyển cơ quan thuế quản lý mới tiếp tục theo dõi) trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế, trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm theo quy định của pháp luật."
Theo quy định nêu trên và trình bày của BTMU Hà Nội thì trước và sau khi chuyển đổi thành chi nhánh hạch toán độc lập, BTMU Hà Nội đều hạch toán và xác định chi phí, doanh thu riêng biệt, không phân bổ chi phí từ BTMU Hà Nội cho BTMU Hồ Chí Minh (hoặc ngược lại). Việc nộp báo cáo tài chính của BTMU Hà Nội cho BTMU Hồ Chí Minh chỉ là chuyển báo cáo hợp nhất và phù hợp với báo cáo kiểm toán cả năm 2013.
Vì vậy Tổng Cục thuế đồng ý với kiến nghị của BTMU Hà Nội, trường hợp BTMU Hà Nội kể từ ngày 16/09/2013 chuyển từ chi nhánh hạch toán phụ thuộc sang chi nhánh hạch toán độc lập có kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của chi nhánh hạch toán phụ thuộc và kê khai thuế tại Cục thuế TP.Hà Nội thì thực hiện quyết toán thuế TNDN năm 2013 (cho cả 12 tháng) tại Cục thuế Hà Nội.
Tổng Cục thuế thông báo cho BTMU Hà Nội biết và đề nghị đơn vị liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hướng dẫn thực hiện./.
 
 Nơi nhận:- Như trên;
- Cục Thuế Tp.HCM;
- Cục thuế Tp.HN;
- Vụ PC - TCT;
- Lưu: VT, CS (2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

 31/2014/TT-BTC Thông tư về hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Ngày ban hành 07/03/2014

BỘ TÀI CHÍNH



Số: 31/2014/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                  
Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2014
 



THÔNG TƯ
Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 
quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn


Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá (bao gồm vi phạm hành chính về giá và thẩm định giá), thẩm quyền phạt tiền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 109/2013/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của pháp luật.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của pháp luật.

Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
 
Điều 3. Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá quy định tại Điều 5 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1. Báo cáo phục vụ công tác bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các báo cáo phải nộp theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá để phục vụ công tác bình ổn giá về:
a) Kết quả sản xuất, kinh doanh;
b) Số lượng, khối lượng hàng hóa tồn kho, hàng hóa hiện có;
c) Các yếu tố hình thành giá;
d) Giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
đ) Tình hình trích lập, sử dụng, số dư quỹ bình ổn giá (đối với các loại hàng hóa được lập quỹ bình ổn giá);
e) Các thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác bình ổn giá.
2. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá để bình ổn giá được xử lý theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này.

Điều 4. Tiền chênh lệch quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
Tiền chênh lệch quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là số tiền mà tổ chức, cá nhân có được do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quyết định; tiền chênh lệch được tính bằng chênh lệch giá do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá cụ thể hoặc mức giá tối đa hoặc mức giá tối đa của khung giá đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quyết định được tính cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân đã bán, cung ứng.

Điều5. Hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụkhông đúng hướng dẫn quy định tại Điều 9 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
Hành vi lập phương ángiá hàng hóa, dịch vụ không đúng với hướng dẫn về phương phápđịnhgiá do cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định tại khoản 1 Điều 9Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi lập phương án giá như sau:
1. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các căn cứ, nguyên tắc định giá.
2. Sử dụng không đúng, không đủ các số liệu, định mức kinh tế kỹ thuật để xây dựng các mức giá.
3. Không tính toán đúng các khoản mục chi phí, yếu tố hình thành giá theo quy định.
4. Phân bổ chi phí không theo hướng dẫn hiện hành (nếu có) đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ.
5. Sử dụng các mức giá hàng hóa, dịch vụ tương tự để so sánh mà không bảo đảm các yếu tố so sánh theo quy định của phương pháp so sánh.

Điều 6. Hành vi vi phạm về đăng ký giákê khai giá hàng hóa, dịch vụquy định tại Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1. Hành vi kê khai giá sai so với mẫu văn bản kê khai giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy địnhtại khoản 1 Điều 11Nghị định số 109/2013/NĐ-CPlà hành vi nộp văn bản kê khai giá không đúng mẫu, không đủ các thành phần của văn bản kê khai giá sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai giá đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu nộp lại văn bản kê khai giá đúng quy định.
2. Hành vi xây dựng các mức giá để đăng ký giá sai sovới hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 11Nghị định số 109/2013/NĐ-CPlà các hành vi sau:
a) Không thực hiện theo đúng quy định về phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Sử dụng thông tin, số liệu không chính xác, không đúng chi phí thực tế, hợp lý để xây dựng các mức giá;
c) Không nộp bổ sung các thành phần của Biểu mẫu đăng ký giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Biểu mẫu đăng ký giá chưa đủ thành phần theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi không kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CPlà các hành vi không gửi văn bản kê khai giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giátheo quy định.
4. Hành vi không đăng ký giá theo quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CPlà hành vi không gửi Biểu mẫu đăng ký giá trước khi định giá, điều chỉnh giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá theo quy định.

Điều 7Hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lýquy định tại Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1. Hành vi tăng giá bất hợp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi tăng giá như sau:
a) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềnnhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai;
b) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật.
2. Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý làm căn cứ áp dụng mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính bằng mức giá bán thực tế của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm về tăng giá bất hợp lý nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá bất hợp lý tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bắt đầu tăng giá bất hợp lý tới thời điểm xử phạt hành vi vi phạm này.
3. Số tiền thu lợi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính như sau:
a) Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán theo giá đăng ký, kê khai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng trước đó đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
b) Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được tính theo mức giá trên cơ sở kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

Điều 8. Hành vivi phạm quy địnhđối với doanh nghiệp thẩm định giáquy định tại Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1. Thời điểm chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là ngày doanh nghiệp có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.
2. Thời điểm giải thể, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại điểm e khoản 1 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là ngày doanh nghiệp ban hành quyết định, thông báo về việc giải thể, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
3. Thời điểm doanh nghiệp thẩm định giá bị phá sản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính là ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.
4. Chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá quy định tại điểm c khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các chứng thư thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá mà doanh nghiệp thẩm định giá đã thực hiện và đang trong thời gian bắt buộc phải lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
5. Hành vi gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá trong quá trình thực hiện thẩm định giá.
6. Thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá quy định tại điểm c khoản 5 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các thông tin chưa được công bố rộng rãi liên quan đến khách hàng và tài sản thẩm định giá của khách hàng do khách hàng cung cấp, do doanh nghiệp thẩm định giá thu thập được trong quá trình thẩm định giá.
7. Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 13 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được đưa ra khi tiến hành giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo hoặc trên cơ sở kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc bất thường đối với hoạt động thẩm định giá.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá có thẩm quyền được quy định tại Điều 5 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
8. Hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 14 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có thời hạn 35 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm a khoản 14 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 30 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 40 ngày;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có thời hạn 55 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 14 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 50 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 60 ngày.

Điều 9.Hành vivi phạm quy định đối với thẩm định viên về giá quy định tại Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
1. Hành vi không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi không thực hiện đúng các quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá theo quy định của Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
2. Hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định 109/2013/NĐ-CP là hành vi sửa chữa, thay đổi thông tin hoặc cố tình sử dụng các thông tin sai lệch, không chính xác khi tiến hành thẩm định giá.
3. Hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Tước Thẻ thẩm định viên về giá có thời hạn 40 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 19 Nghị định 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 30 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 50 ngày;
b) Tước Thẻ thẩm định viên về giá có thời hạn 60 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 50 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 70 ngày;
c) Tước Thẻ thẩm định viên về giácó thời hạn 80 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 70 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 90 ngày.

Điều 10. Hành vi vi phạm quy định đối với người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá quy định tại Điều 20 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
 1. Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là tổ chức không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại thời điểm ký hợp đồng thẩm định giá (trừ trường hợp đang trong thời gian chuyển tiếp quy định tại Điều 33 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá).
2. Hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá quy định tại khoản 3 Điều 20 là hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai lệch không đúng với những đặc điểm, thông số kinh tế - kỹ thuật, quy cách, chất lượng... thực tế của tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá.

Điều 11.Hành vi vi phạm đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá quy định tại Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
Hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá có thời hạn 40 ngàyđối với các hành vi được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 30 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 50 ngày;
2. Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giácó thời hạn 60 ngàyđối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 50 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 70 ngày;
3. Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giácó thời hạn 80 ngàyđối với các hành vi được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 70 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 90 ngày.

Điều 12. Thẩm quyền phạt tiền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá tại Điều 42 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức, 105.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của pháp luật.

Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 4 năm 2014. Thay thế Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

Điều 14. Trách nhiệm thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá, Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương, người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật Xử lý vi phạm hành chính chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- TAND tối cao, VKSND tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Hiệp hội Thẩm định giá, các doanh nghiệp TĐG;
- Các tập đoàn kinh tế; Tổng công ty Nhà nước;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLG (5).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Văn Hiếu

  
PHỤ LỤC
Mẫu Biên bản kiểm tra
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014                                của Bộ Tài chính)
 
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRACỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:           /BBKT 

BIÊN BẢN KIỂM TRA


 
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của  Luật Giá/ Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.

Thi hành Quyết định số … ngày … tháng … năm … của .............
.......................................................................................................
Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại ............................
.......................................................................................................
Cơ quan kiểm tra:
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ...................... ;
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ...................... ;
Cơ quan phối hợp (nếu có): ..........................................................
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ...................... ;
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ...................... ;
Người chứng kiến (nếu có):
- Ông (Bà) …………………. Nghề nghiệp/Chức vụ: .....................
Địa chỉ/ đơn vị ...............................................................................
Cá nhân/đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có):...............................
- Ông (Bà) …………………. Nghề nghiệp/Chức vụ:......................
Địa chỉ/đơn vị ................................................................................
Đã tiến hành kiểm tra đối với: .......................................................
.......................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................
.......................................................................................................
Đại diện là ông (bà) ………… Nghề nghiệp/Chức vụ: ...................
Kết quả theo nội dung được kiểm tra như sau: ..............................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Ý kiến giải trình của cá nhân/đại diện tổ chức được kiểm tra (nếu có):     
.......................................................................................................
.......................................................................................................
- Ý kiến của người chứng kiến (nếu có): ........................................
.......................................................................................................
- Ý kiến của cá nhân/đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có):............
.......................................................................................................
Ý kiến của cơ quan kiểm tra: .........................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................

Biên bản này được lập vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … Biên bản này được lập thành 03 bản: 01 bản giao cho cá nhân/tổ chức được kiểm tra, 01 bản lưu hồ sơ vụ việc, 01 bản lưu cơ quan kiểm tra; đã đọc lại cho những người có tên như trên cùng nghe, công nhận là đúng và ký tên dưới đây.
 

CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA(Ký, ghi rõ họ tên)ĐẠI DIỆN CƠ QUAN PHỐI HỢP(Ký, ghi rõ họ tên)
 
NGƯỜI CHỨNG KIẾN(Ký, ghi rõ họ tên)
 

 
CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI(Ký, ghi rõ họ tên)
 
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA(Ký, ghi rõ họ tên)