Wednesday, October 23, 2013

Đối với một mặt hàng bán lẻ cho người tiêu dùng trong ngày (ví dụ bột ngọt) thì việc lập bảng kê, hóa đơn bán hàng, tên hàng hóa bán được hướng dẫn như thế nào?
* Tại công văn số 981/BTC-TCT ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài Chính trả lời công văn số 628/CV-AJI-2011 ngày 09/06/2011 và công văn số 751/CV-AJI-2010 ngày 29/06/2011của Côn ty Ajinomoto Việt Nam về vướng mắc khi triển khai Thông tư số

153/2010/TT-BTC. Về vấn đề này, Bộ Tài Chính có ý kiến như sau:

            1/ Về mẫu bản kê bản lẻ:

            Tại Điều 16, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

            “Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộcphải lập hóa đơn

            1. Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

            2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bánphải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.  
 Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.7 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

            3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này  ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.”
            Theo trình bày của Công ty TNHH Ajinomoto thì đơn vị bán lẻ mặt hàng bột ngọt, hạt nêm và một số sản phẩm khác trực tiếp cho người tiêu dùng tại các chợ, cửa hàng, các mặt hàng có giá trị dưới 200.000 đồng và đều có cùng một mức thuế suất thuế GTGT. Khi bán hàng cho người tiêu dùng tại các chợ, cửa hàng các đội bán hàng sử dụng phiếu thu giao cho người mua.
Mẫu phiếu thu được đánh  số thứ tự, có in sẵn tên Công ty Ajinomoto Việt Nam, đội bán hàng, tên khách hàng, ngày giờ lập phiếu thu, mặt hàng, đơn vị tính, thành tiền, chữ ký người bán, người mua. Hàng ngày lượng phiếu thu xuất cho khách hàng rất lớn trung bình một ngày là 10.600 số, số lượng hóa đơn lập cuối ngày cho hoạt động bán hàng này là 9.800 số mỗi ngày, việc ghi chép trên bảng kê bán lẻ được thực hiện thủ công bổi các đội bán hàng.

Căn cứ quy định trên nêu trên và xuất phát từ đặc thù mẫu bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng có giá thanh toán dưới 200.000 đồng của Công ty Ajinomoto Việt Nam, để thuận tiện cho Công ty bán lẻ hàng hóa với số lượng lớn, giảm bớt việc ghi chép thủ công do các đội bán hàng thực hiện, vừa đảm bảo được các tiêu chyis quan trọng cần thiết phải thể hiện trên bảng kê bán lẻ theo đúng quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC, Bộ Tài Chính hướng dẫn như sau:

            - Đề nghị Công ty bổ sung thêm các tiêu thức trên mẫu bảng kê bán lẻ hàng hóa (Kiêm bảng kê phiếu thu) của Công Ty như sau: “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng ”, “giá chưa có thuế GTGT”, “tổng thành tiền (giá đã có thuế GTGT)”, tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.

-    Cuối mỗi ngày căn cứ Bảng kê bán lẻ hàng hóa, Công ty lập hóa đơn GTGT ghi số tiền bán hàng hóa trong ngày.

            Công ty Ajinomoto chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu ghi trên Phiếu thu và bảng kê bán lẻ hàng hóa.

            2/ Về ghi tên mã hàng hóa trên hóa đơn:

            Tại điểm c Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài Chính quy định những nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn:

            “c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có).”

            Căn cứ quy định nêu trên, tên hàng hóa dịch vụ ghi trên hóa đơn theo phương thức liệt kê loại hàng hóa, dịch vujtheo từng chủng loại, kích cơ, đơn giá, đơn vị tính khác nhau. Trường hợp người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý nội bộ thì ghi hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa.

            Để thuận lợi, giảm thiểu thời gian cho việc ghi hóa đơn vơi số lượng lớn của Công ty Ajinomoto Việt Nam sử dụng cho hoạt động bán hàng trong ngày, Bộ Tài Chính chấp nhận đề nghị của Công ty được phản ánh mã hàng hóa thay cho tên hàng hóa trên hóa đơn nhưng tại mặt sau liên hóa đơn phải in sẳn toàn bộ phần chú giải mã hàng hóa để khách hàng có cơ sở kiểm tra, đối chiếu hàng hóa đucợ ghi trên hóa đơn.

            Trường hợp các hóa đơn đã dặt in đang sử dụng (Không in sẵn phần chú giải hàng hóa tại mặt sau tờ hóa đơn ) Bộ Tài Chính tạm thời chấp nhận cho phép Công ty được phản ánh mã hàng hóa thay cho tên hàng hóa trên hóa đơn hóa đơn tại các liên Công ty lưu trữ, riêng liên giao cho người mua phải đính kèm bảng ghi chứ mã hàng hóa để khách hàng có cơ sở kiểm tra, đối chiếu hàng hóa được ghi trên hóa đơn thoe đúng hướng dẫn nêu trên. Công ty phải đăng ký số lượng hóa đơn đã đặt in đang sử dụng (không in sẵn phần ghi chứ giải mã hàng hóa tại mặt sau tờ hóa đơn) nêu trên với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

            Khi phát triển một mã hàng hóa mới, không có tên trong bảng mã, Công ty phải kịp thời bổ sung hóa đơn hoặc giao kèm danh sách bổ sung mã ở mặt sau của hóa đơn. Công ty vè tính chính xác của thông mtin phản ánh trên hóa đơn.


No comments:

Post a Comment