Monday, October 21, 2013

Trung tâm thương mại thực hiện bán lẻ hàng hóa dịch vụ hàng ngày thì việc lập bảng kê và hóa đơn bán hàng được hướng dẫn như thế nào?
* Tại công văn số 2076/BTC-TCT ngày 20 tháng 02 năm 2012 của Tổng cục Thuế trả lời công văn số 4468/VTQĐ-TCKT ngày 15/12/2011 của tập đoàn Viễn thông quân đọi (sau đây gội là tập đoàn) về vướng mắc lập hóa đơn, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

            Tại khoản 2 Điều 14 th/ông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn về cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn như sau:

            “a)…Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán,ngày lập hoá đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.

            Ngày lập hoá đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.”

            b) ...Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
            Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

            Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.

            Theo công văn đề nghị của Tập đoàn Viễn thông quân đội về việc lập hóa đơn của các trung tâm thương mại Viettel thì các trung tâm Thương mại Viettel là các đơn vị hoạch toán phụ thuộc Tập đoàn Viễn thông quân đội, hiện đang sử dụng hệ thống quản lý phần mềm ERP (tích hợp các phân hệ quản lý mua hàng, quản lý bán hàng, quản lý kho vận,quản lý khách hàng,quản lý tài chính kế toán, quản trị ) có đầy đủ các tính năng để lưu trữ, theo dõi, hạch toán và báo cáo đầy đủ chính xác các số liệu liên quan tới các giao dịch thực hiện của từng ngày.

            Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC và các đặc điểm kinh doanh của trung tâm thương mại bán lẻ, Bộ Tài Chính chấp nhận đề nghị của Tập đoàn Viễnthông quân đội, theo đó:

               Đối với khách hàng mua hàng tại Trung tâm thương mại (không phân biệt tổnggiá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng) có yêu cầu xuất hóa đơn, Viettel phải lập hóa đơn GTGT cho từng khách hàng theo quy định.

               Đối với khách hàng mua hàng tại Trung tâm thương mại (không phân biệt tổnggiá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng) có yêu cầu xuất hóa đơn, cuối ngày Viettel lập chung (01) hóa đơn GTGT cho tổng doanh thu người mua không không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày . Chỉ tiêu người mua trên hóa đơn ghi rõ là khách hàng mua lẻ không lấy hóa đơn.

            Tập đoàn Viễn thông quân đội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu về hàng bán ra với doanh số lập hóa đơn và hàng tồn kho. Dữ liệu bán hàng phải đảm bảo lưu trữ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng khác.

No comments:

Post a Comment